Đến lúc bà mất, con trai duy nhất của bà là Vua Bảo Đại và các cháu nội cũng không có mặt. Người còn lại duy nhất bên bà lúc đó là bà Lê Thị Dinh – người cung nữ trung thành nhất của Từ Cung Thái hậu. Nhưng theo như lời bà Lê Thị Dinh, thì đến tận lúc cuối đời, dù cuộc sống khó khăn, chật vật đến mấy, kể cả việc phải bán dần từng món đồ trang sức, thì Từ Cung Thái hậu vẫn làm tròn phận sự của mình với tổ tiên nhà Nguyễn.
Tấm lòng tận trung với nhà Nguyễn của Đức Từ Cung
Cuộc đời Từ Cung Thái hậu có một điều đặc biệt nhất đó là bà chưa từng rời khỏi Huế. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay khi Tết Mậu Thân 1968, có những thời điểm bom đạn rung chuyển khắp cố đô Huế, không ít người hoảng sợ, phải sơ tán đến nơi an toàn, thì Từ Cung Thái hậu trước sau vẫn chỉ ở Huế. Bà nói: “Ta sinh ra ở đâu thì sẽ chết ở đó. Tổ tiên nhà Nguyễn còn ở Huế thì ta còn phải ở lại lo chuyện thờ cúng, chăm sóc lăng mộ các bậc tiền nhân. Nhà Nguyễn đã cho ta hưởng lộc cả đời. Ta có chết cũng chưa báo đáp hết được”.
Nhớ lại những ngày theo phục vụ Đức Từ những năm sau khi nhà Nguyễn suy sụp, bà Lê Thị Dinh nói: “Khi ra khỏi cung Diên Thọ về sống ở cung An Định, hay là khi bị Ngô Đình Diệm đuổi khỏi cung An Định, Từ Cung Thái hậu vẫn luôn mang theo bên mình tất cả những bảo vật của triều Nguyễn và cả những bộ y phục mà vua đã từng mặc trước đây.
Bộ y phục mà bà đã mặc thời bà còn ở trong cung Diên Thọ khi nhà Nguyễn chưa mất, bà cũng mang theo. Bà giữ lại tất cả làm kỷ vật cho đến tận lúc chết. Ngày xưa khi bà còn sống, tuần nào bà cũng sai tôi giặt hết mấy rương quần áo đó, phơi khô, rồi lại gấp gọn gàng để cất vào rương. Thỉnh thoảng bà đem những bộ quần áo đó ra ngắm và thở dài. Có lẽ lúc đó bà nhớ Vua Bảo Đại và đau lòng khi thấy triều Nguyễn không còn nữa.
Tôi theo phục vụ bao nhiêu năm bên Đức Từ, tôi thấu hiểu một điều: bà là người phụ nữ bất hạnh, vì cả đời bà không có phước phận được gần con cháu. Khi Vua Bảo Đại còn nhỏ thì bà Tiên Cung Hoàng hậu nuôi. Đến lúc bà Tiên Cung mất, thì Vua Bảo Đại cũng đi học ở Pháp.
Sau này khi Bảo Đại trở về, lấy vợ, sinh được các hoàng tử, công chúa, Từ Cung Thái hậu có một thời gian vui vẻ bên con cháu, nhưng từ sau năm 1945, bà hầu như sống một mình, cô đơn, lạnh lẽo. Khi Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương, bà Thứ phi Mộng Điệp cùng các hoàng nam, hoàng nữ đều sang Pháp sống, thì Từ Cung Thái hậu hoàn toàn không còn cơ hội gặp lại con cháu mình nữa. Bà sống như thế cho đến tận cuối đời, trong nỗi đau dằn vặt xa con, xa cháu.
Tuy nỗi đau đó bà không bao giờ thể hiện ra ngoài, nhưng những người xung quanh đều thấu hiểu điều đó. Năm 1962, khi nhận được tin Hoàng hậu Nam Phương qua đời, Đức Từ đã khóc rất nhiều vì thương Hoàng hậu Nam Phương, dù lúc ở cạnh nhau, Đức Từ và Nam Phương Hoàng hậu không hề hợp nhau.
Ngài khóc lóc vật vã suốt mấy ngày trời vì thương Hoàng hậu vắn số. Tôi nhớ có lần Ngài đã hỏi tôi qua làn nước mắt: “Hoàng hậu Nam Phương mất rồi, vậy ai nuôi các hoàng tử, công chúa? Các cháu của ta sẽ sống ra sao”.
Lúc đó tôi chỉ biết an ủi bà là các hoàng tử, công chúa của Hoàng hậu Nam Phương đều đã lớn, nên họ sẽ tự lo được cho bản thân. Hơn nữa tài sản mà Hoàng hậu Nam Phương để lại cũng rất lớn, đủ để cho các hoàng tử, công chúa ăn sung mặc sướng nếu khéo vun vén.
Khi nghe tôi nói vậy, Đức Từ mới thấy yên tâm hơn. Nhưng nhiều ngày sau đó Ngài vẫn khóc, dáng vẻ suy sụp hẳn. Sau khi Hoàng hậu Nam Phương qua đời, đích thân Ngài lên chùa và nhờ các sư thầy làm lễ cầu siêu cho Hoàng hậu. Cũng kể từ đó, Ngài ăn chay, niệm Phật nhiều hơn. Ngài thường đi chùa và trò chuyện với trụ trì các chùa. Những lúc ở nhà, Ngài hầu như chỉ ở trong căn phòng thờ và tụng kinh, niệm Phật cả ngày trong đó, hiếm khi đi ra ngoài”.
Ngày xưa ở trong cung Diên Thọ, mỗi năm Đức Từ lo bao nhiêu ngày giỗ của các vua triều Nguyễn, thì đến sau này, Đức Từ vẫn lo chu tất bấy nhiêu cái giỗ. Tuy không thể làm long trọng, cầu kỳ như xưa, nhưng Đức Từ vẫn luôn tìm mọi cách để giữ gìn sự tôn nghiêm trong những lễ giỗ đó. Đến lễ giỗ của bất cứ vị vua nào, Đức Từ cũng yêu cầu chúng tôi sắm sanh lễ vật để lên lăng, rồi chuẩn bị nhang khói. Đích thân bà sẽ lo việc tụng kinh, niệm Phật và khấn vái hương hồn các bậc tiền nhân.
Vua Bảo Đại sống ở bên Pháp có bao giờ nghĩ đến việc thờ cúng tổ tiên hay không thì tôi không biết, riêng Đức Từ thì bao nhiêu năm tôi sống bên cạnh bà, tôi chưa từng thấy bà bỏ một lễ giỗ nào, kể cả khi tiền bạc gần như đã suy kiệt hoàn toàn.
Tài sản mà Đức Từ mang ra khỏi cung Diên Thọ đáng lẽ ra sẽ đủ để mình bà ăn tiêu thoải mái cả đời nếu chỉ chi tiêu vào những việc thông thường, nhưng phần lớn tài sản đó, bà dùng để phục vụ cho việc thờ cúng, còn phần chi tiêu cho riêng bà, trong đó bao gồm cả việc nuôi những người hầu cận như chúng tôi thì chẳng đáng là bao.
Khi mới ra khỏi cung, Từ Cung Thái hậu mang theo 5 người hầu (trong đó có 1 lái xe, 1 thư ký văn phòng và 3 cung nữ) và trực tiếp phát lương cho họ mỗi tháng. Sau này Từ Cung Thái hậu cắt giảm dần những người phục vụ mình để tiết kiệm chi phí.
Trong 3 cung nữ theo hầu Đức Từ sau khi triều Nguyễn suy tàn, thì bà Lê Thị Dinh là cung nữ thân cận nhất theo hầu hạ Từ Cung Thái hậu và cũng là người cuối cùng ở lại bên Từ Cung Thái hậu. Từ Cung Thái hậu sống cho đến năm 1980, hưởng thọ 90 tuổi. Để có thể duy trì cuộc sống, bà đã phải bán dần từng món đồ trang sức mà mình có. Lúc còn sống trong cung, Từ Cung Thái hậu đã ăn uống rất đơn giản, bà ăn chay 10 ngày mỗi tháng và hiếm khi dùng sơn hào hải vị.
Sau khi nhà Nguyễn mất, càng về già, Từ Cung Thái hậu càng ăn uống đơn giản hơn bao giờ hết. Y phục bà mặc và những thứ đồ dùng của bà cũng hết sức giản dị. Tuy giản tiện hóa mọi thứ, nhưng có một việc mà Từ Cung Thái hậu vẫn rất cầu kỳ, đó là việc thờ cúng các bậc tiền nhân.
Bà Lê Thị Dinh kể: “Ngày ấy căn nhà 79 Phan Đình Phùng, nơi Từ Cung Thái hậu sống đã có điện thắp sáng, không phải sử dụng đèn dầu. Trong nhà có một phủ thờ rất nghiêm trang. Tôi được Đức Từ giao nhiêm vụ trông coi, dọn dẹp phủ thờ ấy. Tôi nhớ hồi ấy Đức Từ luôn yêu cầu có nến sáng trên phủ thờ. Nghĩ là làm thế cốt chỉ để có ánh sáng, tôi đi mua 2 cái đèn điện về để thắp trên phủ thờ, nhưng Đức Từ thấy thế thì kiên quyết đòi bỏ đi và thay bằng nến. Ngài bảo dùng để chiếu sáng bình thường thì dùng đèn điện được, nhưng riêng đèn thắp trên phủ thờ thì nhất định phải là nến”.
Những ngày cuối cùng cô đơn trong cuộc đời Hoàng Thái hậu cuối cùng
Hầu cận Đức Từ, có một số nguyên tắc mà Ngài nhất định yêu cầu tôi tuân theo. Một trong những nguyên tắc đó là mặc áo dài cả đêm lẫn ngày. Ngài không đồng ý cho chúng tôi xuất hiện với một bộ y phục xộc xệch trước mặt Ngài.
Vì thế dù là khi hầu hạ bữa ăn của Ngài, hay khi quét sân, hay lúc nằm ngủ, tôi vẫn mặc áo dài, bất chấp mùa hè xứ Huế nóng thế nào đi chăng nữa. Ban đêm, nhiều khi Đức Từ cần tôi việc gì đó và gọi tôi, tôi luôn xuất hiện trước mặt Ngài rất chỉn chu, nghiêm túc.
Bản thân Đức Từ cũng vậy, sau này Ngài chỉ mặc áo dài may bằng lụa tơ tằm chứ không mặc hoàng phục nữa. Ngài luôn xuất hiện trong bộ áo dài mỗi sáng thức dậy và chỉ cởi nó ra để thay bộ đồ mát trước khi đi ngủ. Cái đó đã thành thói quen của Ngài cho đến tận khi ngài mất. Là người phục vụ Ngài hơn 60 năm, nên đến bây giờ tôi vẫn giữ thói quen mặc áo dài mỗi khi đi ra ngoài hay khi tiếp khách. Những lúc đó tôi luôn nhớ đến sự nghiêm khắc, chỉn chu của Đức Từ trong việc mặc y phục hàng ngày”.
Những ngày cuối đời, điều Từ Cung Thái hậu đau lòng nhất chính là sự thay đổi của Vua Bảo Đại. Lúc này Bảo Đại đã sống với cô hầu phòng người Pháp (?) và hoàn toàn bị người đàn bà này kìm kẹp. Bao nhiêu năm xa cách, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn chưa một lần tìm cách gửi thư về để hỏi thăm mẹ mình ở Huế. Các hoàng tử, công chúa cũng không giữ liên lạc với Từ Cung Thái hậu. Đó là những điều khiến Từ Cung Thái hậu buồn và đau lòng nhất trong những năm tháng cuối đời.
Năm 1980, sức khỏe của ngày càng yếu đi, tuy nhiên bà vẫn minh mẫn, tỉnh táo cho đến lúc mất. Những ngày tháng cuối đời, Từ Cung Thái hậu chỉ ao ước duy nhất một điều là được một lần gặp lại Vua Bảo Đại – người con trai duy nhất của bà, gặp lại Mộng Điệp – người con dâu mà bà yêu quý, và gặp lại các hoàng tử, công chúa con Vua Bảo Đại – những đứa cháu nội của bà.
Nhưng ước mơ đó đã không bao giờ trở thành sự thực. Khi Từ Cung Thái hậu mất, chỉ còn bà Lê Thị Dinh là người ở lại bên cạnh bà và cùng với những người khác lo hậu sự cho bà. Con cháu bà tuyệt nhiên không có một ai.
Vua Bảo Đại mất sau Từ Cung Thái hậu 7 năm, nhưng trong 7 năm đó ông cũng chưa một lần hỏi thăm về sự ra đi của mẹ mình. Số tiền Từ Cung Thái hậu để lại chỉ đủ để những người hầu cận lo ma chay cho đám tang của bà. Thứ phi Mộng Điệp ở Pháp nghe tin cũng phải đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp xin gửi tiền về tổ chức tang lễ cho bà. Cuộc đời của Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn kết thúc trong nỗi buồn khôn tả.
Sau này khi Bảo Đại trở về, lấy vợ, sinh được các hoàng tử, công chúa, Từ Cung Thái hậu có một thời gian vui vẻ bên con cháu, nhưng từ sau năm 1945, bà hầu như sống một mình, cô đơn, lạnh lẽo. Khi Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương, bà Thứ phi Mộng Điệp cùng các hoàng nam, hoàng nữ đều sang Pháp sống, thì Từ Cung Thái hậu hoàn toàn không còn cơ hội gặp lại con cháu mình nữa. Bà sống như thế cho đến tận cuối đời, trong nỗi đau dằn vặt xa con, xa cháu.
Tuy nỗi đau đó bà không bao giờ thể hiện ra ngoài, nhưng những người xung quanh đều thấu hiểu điều đó. Năm 1962, khi nhận được tin Hoàng hậu Nam Phương qua đời, Đức Từ đã khóc rất nhiều vì thương Hoàng hậu Nam Phương, dù lúc ở cạnh nhau, Đức Từ và Nam Phương Hoàng hậu không hề hợp nhau.
Ngài khóc lóc vật vã suốt mấy ngày trời vì thương Hoàng hậu vắn số. Tôi nhớ có lần Ngài đã hỏi tôi qua làn nước mắt: “Hoàng hậu Nam Phương mất rồi, vậy ai nuôi các hoàng tử, công chúa? Các cháu của ta sẽ sống ra sao”.
Lúc đó tôi chỉ biết an ủi bà là các hoàng tử, công chúa của Hoàng hậu Nam Phương đều đã lớn, nên họ sẽ tự lo được cho bản thân. Hơn nữa tài sản mà Hoàng hậu Nam Phương để lại cũng rất lớn, đủ để cho các hoàng tử, công chúa ăn sung mặc sướng nếu khéo vun vén.
Khi nghe tôi nói vậy, Đức Từ mới thấy yên tâm hơn. Nhưng nhiều ngày sau đó Ngài vẫn khóc, dáng vẻ suy sụp hẳn. Sau khi Hoàng hậu Nam Phương qua đời, đích thân Ngài lên chùa và nhờ các sư thầy làm lễ cầu siêu cho Hoàng hậu. Cũng kể từ đó, Ngài ăn chay, niệm Phật nhiều hơn. Ngài thường đi chùa và trò chuyện với trụ trì các chùa. Những lúc ở nhà, Ngài hầu như chỉ ở trong căn phòng thờ và tụng kinh, niệm Phật cả ngày trong đó, hiếm khi đi ra ngoài”.
Ngày xưa ở trong cung Diên Thọ, mỗi năm Đức Từ lo bao nhiêu ngày giỗ của các vua triều Nguyễn, thì đến sau này, Đức Từ vẫn lo chu tất bấy nhiêu cái giỗ. Tuy không thể làm long trọng, cầu kỳ như xưa, nhưng Đức Từ vẫn luôn tìm mọi cách để giữ gìn sự tôn nghiêm trong những lễ giỗ đó. Đến lễ giỗ của bất cứ vị vua nào, Đức Từ cũng yêu cầu chúng tôi sắm sanh lễ vật để lên lăng, rồi chuẩn bị nhang khói. Đích thân bà sẽ lo việc tụng kinh, niệm Phật và khấn vái hương hồn các bậc tiền nhân.
Vua Bảo Đại sống ở bên Pháp có bao giờ nghĩ đến việc thờ cúng tổ tiên hay không thì tôi không biết, riêng Đức Từ thì bao nhiêu năm tôi sống bên cạnh bà, tôi chưa từng thấy bà bỏ một lễ giỗ nào, kể cả khi tiền bạc gần như đã suy kiệt hoàn toàn.
Tài sản mà Đức Từ mang ra khỏi cung Diên Thọ đáng lẽ ra sẽ đủ để mình bà ăn tiêu thoải mái cả đời nếu chỉ chi tiêu vào những việc thông thường, nhưng phần lớn tài sản đó, bà dùng để phục vụ cho việc thờ cúng, còn phần chi tiêu cho riêng bà, trong đó bao gồm cả việc nuôi những người hầu cận như chúng tôi thì chẳng đáng là bao.
Khi mới ra khỏi cung, Từ Cung Thái hậu mang theo 5 người hầu (trong đó có 1 lái xe, 1 thư ký văn phòng và 3 cung nữ) và trực tiếp phát lương cho họ mỗi tháng. Sau này Từ Cung Thái hậu cắt giảm dần những người phục vụ mình để tiết kiệm chi phí.
Trong 3 cung nữ theo hầu Đức Từ sau khi triều Nguyễn suy tàn, thì bà Lê Thị Dinh là cung nữ thân cận nhất theo hầu hạ Từ Cung Thái hậu và cũng là người cuối cùng ở lại bên Từ Cung Thái hậu. Từ Cung Thái hậu sống cho đến năm 1980, hưởng thọ 90 tuổi. Để có thể duy trì cuộc sống, bà đã phải bán dần từng món đồ trang sức mà mình có. Lúc còn sống trong cung, Từ Cung Thái hậu đã ăn uống rất đơn giản, bà ăn chay 10 ngày mỗi tháng và hiếm khi dùng sơn hào hải vị.
Sau khi nhà Nguyễn mất, càng về già, Từ Cung Thái hậu càng ăn uống đơn giản hơn bao giờ hết. Y phục bà mặc và những thứ đồ dùng của bà cũng hết sức giản dị. Tuy giản tiện hóa mọi thứ, nhưng có một việc mà Từ Cung Thái hậu vẫn rất cầu kỳ, đó là việc thờ cúng các bậc tiền nhân.
Bà Lê Thị Dinh kể: “Ngày ấy căn nhà 79 Phan Đình Phùng, nơi Từ Cung Thái hậu sống đã có điện thắp sáng, không phải sử dụng đèn dầu. Trong nhà có một phủ thờ rất nghiêm trang. Tôi được Đức Từ giao nhiêm vụ trông coi, dọn dẹp phủ thờ ấy. Tôi nhớ hồi ấy Đức Từ luôn yêu cầu có nến sáng trên phủ thờ. Nghĩ là làm thế cốt chỉ để có ánh sáng, tôi đi mua 2 cái đèn điện về để thắp trên phủ thờ, nhưng Đức Từ thấy thế thì kiên quyết đòi bỏ đi và thay bằng nến. Ngài bảo dùng để chiếu sáng bình thường thì dùng đèn điện được, nhưng riêng đèn thắp trên phủ thờ thì nhất định phải là nến”.
Những ngày cuối cùng cô đơn trong cuộc đời Hoàng Thái hậu cuối cùng
Hầu cận Đức Từ, có một số nguyên tắc mà Ngài nhất định yêu cầu tôi tuân theo. Một trong những nguyên tắc đó là mặc áo dài cả đêm lẫn ngày. Ngài không đồng ý cho chúng tôi xuất hiện với một bộ y phục xộc xệch trước mặt Ngài.
Vì thế dù là khi hầu hạ bữa ăn của Ngài, hay khi quét sân, hay lúc nằm ngủ, tôi vẫn mặc áo dài, bất chấp mùa hè xứ Huế nóng thế nào đi chăng nữa. Ban đêm, nhiều khi Đức Từ cần tôi việc gì đó và gọi tôi, tôi luôn xuất hiện trước mặt Ngài rất chỉn chu, nghiêm túc.
Bản thân Đức Từ cũng vậy, sau này Ngài chỉ mặc áo dài may bằng lụa tơ tằm chứ không mặc hoàng phục nữa. Ngài luôn xuất hiện trong bộ áo dài mỗi sáng thức dậy và chỉ cởi nó ra để thay bộ đồ mát trước khi đi ngủ. Cái đó đã thành thói quen của Ngài cho đến tận khi ngài mất. Là người phục vụ Ngài hơn 60 năm, nên đến bây giờ tôi vẫn giữ thói quen mặc áo dài mỗi khi đi ra ngoài hay khi tiếp khách. Những lúc đó tôi luôn nhớ đến sự nghiêm khắc, chỉn chu của Đức Từ trong việc mặc y phục hàng ngày”.
Những ngày cuối đời, điều Từ Cung Thái hậu đau lòng nhất chính là sự thay đổi của Vua Bảo Đại. Lúc này Bảo Đại đã sống với cô hầu phòng người Pháp (?) và hoàn toàn bị người đàn bà này kìm kẹp. Bao nhiêu năm xa cách, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn chưa một lần tìm cách gửi thư về để hỏi thăm mẹ mình ở Huế. Các hoàng tử, công chúa cũng không giữ liên lạc với Từ Cung Thái hậu. Đó là những điều khiến Từ Cung Thái hậu buồn và đau lòng nhất trong những năm tháng cuối đời.
Năm 1980, sức khỏe của ngày càng yếu đi, tuy nhiên bà vẫn minh mẫn, tỉnh táo cho đến lúc mất. Những ngày tháng cuối đời, Từ Cung Thái hậu chỉ ao ước duy nhất một điều là được một lần gặp lại Vua Bảo Đại – người con trai duy nhất của bà, gặp lại Mộng Điệp – người con dâu mà bà yêu quý, và gặp lại các hoàng tử, công chúa con Vua Bảo Đại – những đứa cháu nội của bà.
Nhưng ước mơ đó đã không bao giờ trở thành sự thực. Khi Từ Cung Thái hậu mất, chỉ còn bà Lê Thị Dinh là người ở lại bên cạnh bà và cùng với những người khác lo hậu sự cho bà. Con cháu bà tuyệt nhiên không có một ai.
Vua Bảo Đại mất sau Từ Cung Thái hậu 7 năm, nhưng trong 7 năm đó ông cũng chưa một lần hỏi thăm về sự ra đi của mẹ mình. Số tiền Từ Cung Thái hậu để lại chỉ đủ để những người hầu cận lo ma chay cho đám tang của bà. Thứ phi Mộng Điệp ở Pháp nghe tin cũng phải đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp xin gửi tiền về tổ chức tang lễ cho bà. Cuộc đời của Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn kết thúc trong nỗi buồn khôn tả.
Bà Lê Thị Dinh nói: “Theo tôi, điều khiến hương hồn Đức Từ an ủi nhất đó chính là Ngài luôn có được sự yêu mến, kính trọng của nhân dân, kể cả khi nhà Nguyễn đã suy vong. Lúc còn sống, dù là Hoàng Thái hậu hay trở về với cuộc sống đời thường, Ngài cũng nổi tiếng là người nhân hậu, thương yêu dân chúng, luôn giúp đỡ những người khó khăn hết mức có thể.
Đám tang của Đức Từ, ngoài nhiều vị lãnh đạo, thì cũng có sự góp mặt của đông đảo người dân Huế. Họ đã thực sự tiếc thương Ngài và thành tâm đưa tiễn Ngài. Sau khi Ngài mất, người dân gọi Ngài là Đức Từ để tưởng nhớ sự nhân từ, đôn hậu của Ngài. Tôi cũng giữ thói quen gọi Ngài là Đức Từ cho đến tận bây giờ”.
Chuyện của người cung nữ trung thành nhất của Từ Cung Thái hậu
Tôi – người viết bài này – đã rất may mắn khi tình cờ biết bà Lê Thị Dinh trong một chuyến công tác ở Huế và biết bà là cung nữ cuối cùng phục vụ Từ Cung Thái hậu. Tính đến lúc Đức Từ Cung mất, bà đã có hơn 60 năm theo hầu Đức Từ. Sau lễ cầu siêu của Thứ phi Mộng Điệp tại Huế, tôi đã tìm đến Kiên Thái Vương phủ (nằm trên đường Phan Đình Phùng – TP. Huế) để gặp bà Lê Thị Dinh. Năm nay đã 91 tuổi, nhưng bà Lê Thị Dinh có một sự minh mẫn hiếm có.
Bà đọc báo Thanh niên, Tuổi trẻ hàng ngày để theo dõi tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Những vấn đề thời sự được bàn luận nhiều nhất bây giờ, bà đều biết và sẵn sàng tham gia bàn luận với con cháu trong nhà.
Là nhân chứng chứng kiến cả một giai đoạn lịch sử dài với nhiều biến cố, đổi thay, là người hầu cận trung thành nhất của Từ Cung Thái hậu, bà Lê Thị Dinh có rất nhiều câu chuyện về triều đình Huế trong những ngày tháng sau này, đặc biệt là những câu chuyện về gia đình Từ Cung Thái hậu.
Bà nói sống bên cạnh Đức Từ, có lẽ bà là người hiểu Đức Từ hơn ai hết. Dù bản thân nhà Nguyễn có lỗi với dân tộc, với đất nước khi theo người Pháp, nhưng cá nhân bà, bà luôn tin tưởng rằng Đức Từ là một người có tấm lòng nhân ái. Vì thế bà đã rất buồn khi sau này, có một số phim tư liệu bóp méo hình ảnh Từ Cung Thái hậu, làm sai đi sự thật lịch sử. Những điều đó khiến bà rất giận và tiếc.
Trong buổi trò chuyện với bà Lê Thị Dinh, tôi có hỏi bà lý do vì sao bà lại hầu cận bên Từ Cung Thái hậu suốt hơn 60 năm trời, bà tâm sự: “8 tuổi tôi đã vào cung làm cung nữ trong cung. 16 tuổi thì phục vụ Đức Từ Cung và theo Ngài cho đến bây giờ.
Tôi ở bên Ngài nhiều hơn ở bên chồng, bên con mình, chứng kiến đủ những thăng trầm trong cuộc sống của Ngài. Vì thế những lúc ngài khó khăn nhất, tôi cũng nguyện với lòng mình sẽ không bao giờ bỏ Ngài đi. Và tôi đã giữ lời hứa của mình, ở bên Ngài cho đến tận khi Ngài qua đời”.
Bà Lê Thị Dinh là chắt ngoại của Kiên Thái Vương, là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến (em trai của ba vị vua Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh). Là con cháu hoàng tộc, nên ngay từ nhỏ bà Lê Thị Dinh đã được bà Tiên Cung Hoàng hậu gọi vào cung để hầu hạ. Đó là một vinh dự lớn cho bất cứ gia đình nào. 8 tuổi, bà Lê Thị Dinh đã phải học đủ các nghi lễ, phép tắc trong cung đình.
Bà thông minh, nhanh nhẹn, lại biết việc nên ngay từ thời gian mới vào, bà đã được bà Tiên Cung Hoàng hậu tin cẩn. Những món bánh trái bà Tiên Cung ăn, hay việc trang điểm, vấn khăn cho bà Tiên Cung đều do một tay bà Dinh đảm nhiệm. Năm bà Lê Thị Dinh 16 tuổi, bà Tiên Cung qua đời, bà trở thành cung nữ hầu cận bên cạnh Từ Cung Thái hậu kể từ đó cho đến tận lúc Từ Cung Thái hậu qua đời. Có lẽ bà là một trong số hiếm hoi các cung nữ phục vụ hai đời Hoàng Thái hậu triều Nguyễn.
Cũng giống như bà Tiên Cung, Từ Cung Thái hậu đặc biệt tin tưởng bà Lê Thị Dinh. Việc trang điểm, sửa soạn xiêm y hàng ngày, việc chải tóc, vấn khăn của Từ Cung Thái hậu, tất tật đều do cung nữ Lê Thị Dinh đảm nhiệm.
Bà Dinh kể: “Ngày đó Hoàng Thái hậu Từ Cung luôn luôn đội khăn mũ trên tóc như một vật điểm trang không thể thiếu. Nhưng Ngài không thích khăn mũ đóng sẵn, vì cho rằng khăn mũ đóng sẵn rất xấu và cứng. Vì thế ngày ngày tôi phải dùng một tấm lụa dài, vấn thành khăn mũ cho Ngài. Việc vấn khăn mũ rất cầu kỳ, không phải ai cũng làm được. Để khiến Đức từ ưng ý, tôi phải mất cả giờ đồng hồ. Sáng nào tôi cũng phải dành ngần ấy thời gian để phục vụ Ngài như thế.
Đám tang của Đức Từ, ngoài nhiều vị lãnh đạo, thì cũng có sự góp mặt của đông đảo người dân Huế. Họ đã thực sự tiếc thương Ngài và thành tâm đưa tiễn Ngài. Sau khi Ngài mất, người dân gọi Ngài là Đức Từ để tưởng nhớ sự nhân từ, đôn hậu của Ngài. Tôi cũng giữ thói quen gọi Ngài là Đức Từ cho đến tận bây giờ”.
Chuyện của người cung nữ trung thành nhất của Từ Cung Thái hậu
Tôi – người viết bài này – đã rất may mắn khi tình cờ biết bà Lê Thị Dinh trong một chuyến công tác ở Huế và biết bà là cung nữ cuối cùng phục vụ Từ Cung Thái hậu. Tính đến lúc Đức Từ Cung mất, bà đã có hơn 60 năm theo hầu Đức Từ. Sau lễ cầu siêu của Thứ phi Mộng Điệp tại Huế, tôi đã tìm đến Kiên Thái Vương phủ (nằm trên đường Phan Đình Phùng – TP. Huế) để gặp bà Lê Thị Dinh. Năm nay đã 91 tuổi, nhưng bà Lê Thị Dinh có một sự minh mẫn hiếm có.
Bà đọc báo Thanh niên, Tuổi trẻ hàng ngày để theo dõi tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Những vấn đề thời sự được bàn luận nhiều nhất bây giờ, bà đều biết và sẵn sàng tham gia bàn luận với con cháu trong nhà.
Là nhân chứng chứng kiến cả một giai đoạn lịch sử dài với nhiều biến cố, đổi thay, là người hầu cận trung thành nhất của Từ Cung Thái hậu, bà Lê Thị Dinh có rất nhiều câu chuyện về triều đình Huế trong những ngày tháng sau này, đặc biệt là những câu chuyện về gia đình Từ Cung Thái hậu.
Bà nói sống bên cạnh Đức Từ, có lẽ bà là người hiểu Đức Từ hơn ai hết. Dù bản thân nhà Nguyễn có lỗi với dân tộc, với đất nước khi theo người Pháp, nhưng cá nhân bà, bà luôn tin tưởng rằng Đức Từ là một người có tấm lòng nhân ái. Vì thế bà đã rất buồn khi sau này, có một số phim tư liệu bóp méo hình ảnh Từ Cung Thái hậu, làm sai đi sự thật lịch sử. Những điều đó khiến bà rất giận và tiếc.
Trong buổi trò chuyện với bà Lê Thị Dinh, tôi có hỏi bà lý do vì sao bà lại hầu cận bên Từ Cung Thái hậu suốt hơn 60 năm trời, bà tâm sự: “8 tuổi tôi đã vào cung làm cung nữ trong cung. 16 tuổi thì phục vụ Đức Từ Cung và theo Ngài cho đến bây giờ.
Tôi ở bên Ngài nhiều hơn ở bên chồng, bên con mình, chứng kiến đủ những thăng trầm trong cuộc sống của Ngài. Vì thế những lúc ngài khó khăn nhất, tôi cũng nguyện với lòng mình sẽ không bao giờ bỏ Ngài đi. Và tôi đã giữ lời hứa của mình, ở bên Ngài cho đến tận khi Ngài qua đời”.
Bà Lê Thị Dinh là chắt ngoại của Kiên Thái Vương, là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến (em trai của ba vị vua Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh). Là con cháu hoàng tộc, nên ngay từ nhỏ bà Lê Thị Dinh đã được bà Tiên Cung Hoàng hậu gọi vào cung để hầu hạ. Đó là một vinh dự lớn cho bất cứ gia đình nào. 8 tuổi, bà Lê Thị Dinh đã phải học đủ các nghi lễ, phép tắc trong cung đình.
Bà thông minh, nhanh nhẹn, lại biết việc nên ngay từ thời gian mới vào, bà đã được bà Tiên Cung Hoàng hậu tin cẩn. Những món bánh trái bà Tiên Cung ăn, hay việc trang điểm, vấn khăn cho bà Tiên Cung đều do một tay bà Dinh đảm nhiệm. Năm bà Lê Thị Dinh 16 tuổi, bà Tiên Cung qua đời, bà trở thành cung nữ hầu cận bên cạnh Từ Cung Thái hậu kể từ đó cho đến tận lúc Từ Cung Thái hậu qua đời. Có lẽ bà là một trong số hiếm hoi các cung nữ phục vụ hai đời Hoàng Thái hậu triều Nguyễn.
Cũng giống như bà Tiên Cung, Từ Cung Thái hậu đặc biệt tin tưởng bà Lê Thị Dinh. Việc trang điểm, sửa soạn xiêm y hàng ngày, việc chải tóc, vấn khăn của Từ Cung Thái hậu, tất tật đều do cung nữ Lê Thị Dinh đảm nhiệm.
Bà Dinh kể: “Ngày đó Hoàng Thái hậu Từ Cung luôn luôn đội khăn mũ trên tóc như một vật điểm trang không thể thiếu. Nhưng Ngài không thích khăn mũ đóng sẵn, vì cho rằng khăn mũ đóng sẵn rất xấu và cứng. Vì thế ngày ngày tôi phải dùng một tấm lụa dài, vấn thành khăn mũ cho Ngài. Việc vấn khăn mũ rất cầu kỳ, không phải ai cũng làm được. Để khiến Đức từ ưng ý, tôi phải mất cả giờ đồng hồ. Sáng nào tôi cũng phải dành ngần ấy thời gian để phục vụ Ngài như thế.
Khi đến tuổi lập gia đình, tôi lấy chồng cũng là một thị vệ trong cung. Sau này ông ấy là người lái xe cho Vua Bảo Đại. Sau khi lấy chồng, nhiều cung nữ thường rời bỏ cung cấm, trở về với cuộc sống đời thường để có thời gian lo cho gia đình. Nhưng tôi thì vẫn ở lại phục vụ Đức Từ Cung. Tôi sinh mấy đứa con mà chẳng chăm sóc được đứa nào, vì hầu hết thời gian tôi phải ở bên cạnh phục vụ Đức Từ. Các con tôi cuối cùng đều do ông bà hai bên nội ngoại nuôi dưỡng giúp.
Lúc còn sống, Đức Từ là người rất nhân hậu, nhưng có một điều đặc biệt là gương mặt Ngài có thần thái rất uy nghiêm, khiến cho hầu hết những người xung quanh đều sợ bà và không dám gần ngài. Chỉ có tôi là không sợ. Có lẽ bởi tôi gần gũi với Ngài nhiều và cũng có thể bởi tôi hiểu được tâm hồn của Ngài. Sau khi Ngài rời cung Diên Thọ, tôi vẫn theo Ngài và phục vụ Ngài nghiêm cẩn giống như khi Ngài vẫn còn là một Hoàng Thái hậu triều Nguyễn. Sự kính trọng tôi dành cho Ngài chưa bao giờ vì thế mà suy giảm”.
Những năm sau này, Đức Từ Cung có nhiều tâm sự buồn, bà Lê Thị Dinh là người ở bên cạnh và thường xuyên được Từ Cung Thái hậu giãi bày tâm sự. Ngay cả việc viết thư và đọc thư của Vua Bảo Đại, Từ Cung Thái hậu cũng tin tưởng trao đổi với bà Lê Thị Dinh. Tuy thân phận chủ - tớ khác biệt, nhưng có thể nói sau này, mối quan hệ của Từ Cung Thái hậu và bà Lê Thị Dinh có nhiều điểm giống như hai người bạn.
Năm 1945, chồng bà Lê Thị Dinh lái xe cho Vua Bảo Đại ra Hà Nội làm Cố vấn cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Bảo Đại sang Trung Quốc rồi ở lại luôn và quay lại với người Pháp, chồng bà Dinh vẫn đi theo cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do hoàn cảnh chiến tranh liên miên, chồng bà Lê Thị Dinh đã không thể về Huế gặp lại vợ con mình. Hai vợ chồng bà hoàn toàn không có liên lạc gì với nhau suốt 30 năm dài.
Trong thời gian đó, ở Huế bà Dinh vẫn tiếp tục làm phận sự của mình: phục vụ Từ Cung Thái hậu, còn ở Hà Nội, chồng Bà Dinh đã có gia đình với một người phụ nữ khác. Bà Dinh kể: “Năm 1975, khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ông ấy từ Hà Nội vào Huế, chuyển về sinh sống ở khu Đàn Xã Tắc, đem theo cả vợ con từ Hà Nội vào.
Ông ấy đã đến gặp Đức Từ, xin cho tôi về sống với ông ấy. Nhưng Đức Từ kiên quyết không đồng ý. Ngài nói tôi đi rồi Ngài không biết phải sống ra sao. Chính tôi cũng lo nếu không có tôi bên cạnh, Ngài sẽ không xoay xở được. Lại nghĩ đến việc chồng tôi đã có gia đình khác, giờ tôi về cũng thêm khó xử cho ông ấy, nên tôi quyết định ở lại theo hầu Đức Từ”.
Bà Lê Thị Dinh nói, tuy chồng có vợ, con khác, nhưng bà không trách ông. Bởi hoàn cảnh chiến tranh như thế, chẳng ai biết để mà chờ đợi trong vô vọng. Vì thế sau này khi Đức Từ mất, bà không về sống với ông, nhưng vẫn giữ thói quen 1 tuần 1 lần sang chơi với ông, khi thì trò chuyện với ông, khi thì nấu cho ông bữa ăn, như thể hiện tình nghĩa vợ chồng dù thế nào cũng không thay đổi.
Hiện bà Lê Thị Dinh đang sống ở Kiên Thái Vương phủ - nơi duy nhất ở Huế thờ các vị vua: Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Bảo Đại. Bà bảo con cháu nhà Nguyễn giờ mỗi người một phương, nên tuy chỉ là phận cháu ngoại, bà cũng buộc phải đứng ra lo hương hỏa của các bậc tiền nhận.
Bởi bà không đành lòng để phủ thờ các vị vua triều Nguyễn lạnh lẽo, không người chăm sóc. Vừa qua, khi Thứ phi Mộng Điệp qua đời ở Pháp, chính bà Lê Thị Dinh cũng là người đứng ra tổ chức lễ cầu siêu cho Thứ phi Mộng Điệp. Bà nói: “Lần duy nhất bà Mộng Điệp và hoàng nữ Phương Thảo về Huế, bà Mộng Điệp cứ ôm lấy tôi mà khóc.
Bà ấy nói: số phận khắc nghiệt quá, đến hôm nay tôi mới được trở về cố hương. Ước vọng của Thứ phi Mộng Điệp là mua một căn nhà nhỏ để về đây sinh sống, nhưng cuối cùng đã không thực hiện được. Bà ấy và tôi có lẽ là những nhân chứng cuối cùng của thời kỳ đó. Giờ bà ấy mất rồi, tôi chỉ còn lại một mình”, nói rồi bà lặng lẽ thắp hương lên bàn thờ các vị vua đang được thờ tại Kiên Thái Vương phủ…
Trích từ : http://ngvliem.tk-Huế Thương.tk
Lúc còn sống, Đức Từ là người rất nhân hậu, nhưng có một điều đặc biệt là gương mặt Ngài có thần thái rất uy nghiêm, khiến cho hầu hết những người xung quanh đều sợ bà và không dám gần ngài. Chỉ có tôi là không sợ. Có lẽ bởi tôi gần gũi với Ngài nhiều và cũng có thể bởi tôi hiểu được tâm hồn của Ngài. Sau khi Ngài rời cung Diên Thọ, tôi vẫn theo Ngài và phục vụ Ngài nghiêm cẩn giống như khi Ngài vẫn còn là một Hoàng Thái hậu triều Nguyễn. Sự kính trọng tôi dành cho Ngài chưa bao giờ vì thế mà suy giảm”.
Những năm sau này, Đức Từ Cung có nhiều tâm sự buồn, bà Lê Thị Dinh là người ở bên cạnh và thường xuyên được Từ Cung Thái hậu giãi bày tâm sự. Ngay cả việc viết thư và đọc thư của Vua Bảo Đại, Từ Cung Thái hậu cũng tin tưởng trao đổi với bà Lê Thị Dinh. Tuy thân phận chủ - tớ khác biệt, nhưng có thể nói sau này, mối quan hệ của Từ Cung Thái hậu và bà Lê Thị Dinh có nhiều điểm giống như hai người bạn.
Năm 1945, chồng bà Lê Thị Dinh lái xe cho Vua Bảo Đại ra Hà Nội làm Cố vấn cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Bảo Đại sang Trung Quốc rồi ở lại luôn và quay lại với người Pháp, chồng bà Dinh vẫn đi theo cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do hoàn cảnh chiến tranh liên miên, chồng bà Lê Thị Dinh đã không thể về Huế gặp lại vợ con mình. Hai vợ chồng bà hoàn toàn không có liên lạc gì với nhau suốt 30 năm dài.
Trong thời gian đó, ở Huế bà Dinh vẫn tiếp tục làm phận sự của mình: phục vụ Từ Cung Thái hậu, còn ở Hà Nội, chồng Bà Dinh đã có gia đình với một người phụ nữ khác. Bà Dinh kể: “Năm 1975, khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ông ấy từ Hà Nội vào Huế, chuyển về sinh sống ở khu Đàn Xã Tắc, đem theo cả vợ con từ Hà Nội vào.
Ông ấy đã đến gặp Đức Từ, xin cho tôi về sống với ông ấy. Nhưng Đức Từ kiên quyết không đồng ý. Ngài nói tôi đi rồi Ngài không biết phải sống ra sao. Chính tôi cũng lo nếu không có tôi bên cạnh, Ngài sẽ không xoay xở được. Lại nghĩ đến việc chồng tôi đã có gia đình khác, giờ tôi về cũng thêm khó xử cho ông ấy, nên tôi quyết định ở lại theo hầu Đức Từ”.
Bà Lê Thị Dinh nói, tuy chồng có vợ, con khác, nhưng bà không trách ông. Bởi hoàn cảnh chiến tranh như thế, chẳng ai biết để mà chờ đợi trong vô vọng. Vì thế sau này khi Đức Từ mất, bà không về sống với ông, nhưng vẫn giữ thói quen 1 tuần 1 lần sang chơi với ông, khi thì trò chuyện với ông, khi thì nấu cho ông bữa ăn, như thể hiện tình nghĩa vợ chồng dù thế nào cũng không thay đổi.
Hiện bà Lê Thị Dinh đang sống ở Kiên Thái Vương phủ - nơi duy nhất ở Huế thờ các vị vua: Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Bảo Đại. Bà bảo con cháu nhà Nguyễn giờ mỗi người một phương, nên tuy chỉ là phận cháu ngoại, bà cũng buộc phải đứng ra lo hương hỏa của các bậc tiền nhận.
Bởi bà không đành lòng để phủ thờ các vị vua triều Nguyễn lạnh lẽo, không người chăm sóc. Vừa qua, khi Thứ phi Mộng Điệp qua đời ở Pháp, chính bà Lê Thị Dinh cũng là người đứng ra tổ chức lễ cầu siêu cho Thứ phi Mộng Điệp. Bà nói: “Lần duy nhất bà Mộng Điệp và hoàng nữ Phương Thảo về Huế, bà Mộng Điệp cứ ôm lấy tôi mà khóc.
Bà ấy nói: số phận khắc nghiệt quá, đến hôm nay tôi mới được trở về cố hương. Ước vọng của Thứ phi Mộng Điệp là mua một căn nhà nhỏ để về đây sinh sống, nhưng cuối cùng đã không thực hiện được. Bà ấy và tôi có lẽ là những nhân chứng cuối cùng của thời kỳ đó. Giờ bà ấy mất rồi, tôi chỉ còn lại một mình”, nói rồi bà lặng lẽ thắp hương lên bàn thờ các vị vua đang được thờ tại Kiên Thái Vương phủ…
Trích từ : http://ngvliem.tk-Huế Thương.tk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét