Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

KIM VÂN KIỀU THƠ NHẠC – QUÁCH VĨNH THIỆN


Trong nỗ lực bảo tồn kho tàng văn hóa Việt Nam,
ông Quách Vĩnh Thiện, một kỹ sư tin học
và cũng là một nhạc sĩ ở Pháp, đã bỏ ra thời gian 5 năm,
để phổ nhạc cho tác phẩm  KIM VÂN KIỀU của văn hào Nguyễn Du.

Radio SBS Australie - Tiếng Việt do Vũ Nhuận

thực hiện ngày

14 Décembre 2010 – Phần 1


21 Décembre 2010 – Phần 2


28 Décembre 2010 – Phần 3






 Tiểu sử NGUYỄN DU

Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tố Như tiên sinh ngày3 tháng 1 năm dương lịch 1766,  ngày âm lịch 23 tháng 11 năm  Ất dậu 1765, ở phường Thăng Long, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tình), mất ngày 18 tháng 9 năm 1820 (ngày âm lịch 10 tháng 8 năm Canh Dần 1820 ), nhằm năm Cảnh Hưng thứ 26 triều vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, thân phụ tên Nguyễn Nghiễm, ThượngTiên sinh là con trai thứ bảy của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, đậu Hoàng giáp. Anh con nhà bác của Nguyễn Du là Nguyễn Khản, tác giả truyện Hoa Tiên , cũng đậu tiến sĩ làm quan tới Lại Bộ Thượng Thơ, anh trai thứ hai là Nguyễn Điều đậu Hương cống, làm quan Hiệp trấn đạo Sơn Tây, phong tước Điền nhạc hầu. Gia đình tiên sinh là gia đình khoa bảng, quan tước, với nhiều người là cựu thần nhà Hậu Lê.

Năm 19 tuổi Nguyễn Du đỗ tam trường nhưng gặp lúc loạn ly nên đường công danh của tiên sinh không được trọn vẹn. Năm Bính Ngọ (1786), năm Cảnh Hưng 46, lúc đó tiên sinh được 22 tuổi, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, mượn tiếng là phù Lê để tiêu diệt chúa Trịnh. Trịnh Khải, vi chúa cuối cùng của phủ chúa Trịnh bị bắt và tự sát, chấm dứt chế độ Chúa Trịnh ở Bắc Hà. Hiển Tông mất, Chiêu Thống nối ngôi. Năm Chiêu Thống nguyên niên (1787), Vũ Văn Nhậm phá quân Nguyễn Hữu Chỉnh, đánh đuổi ra đến Thăng Long, vua Chiêu Thống bèn bỏ Kinh đô, chạy sang Kinh Bắc.  Vũ Văn Nhậm cho tìm vua Chiêu Thống không được bèn tôn Sùng Như ợng Công tên là Lê duy Cẩn lên làm giám quốc để thu phục long người. Năm sau Bắc Bình Vương Nguy ễn Huệ ra Thăng Long, giết chết Vũ Văn Nhậm, đặt lại quan quân, chỉnh đốn mọi việc xong lại về Nam. Vua Chiêu Thống chạy về núi Bảo Lộc, nay ở Hải Dương, mai ở Sơn Nam, cùng với mấy người trung nghĩa lo việc khôi phục. Nguyễn Du không hợp tác với Tây Sơn, tiên sinh cùng một số cựu thần nhà Lê mưu toan khôi phục lại triều đình cũ. Nhưng thế lực mỗi ngày một kém, bề tôi như Đinh Tích Như ỡng thì trỡ mặt làm phản, còn những người khác thì trốn tránh đi hết cả cho nên cơ nghiệp nhà Lê đành đổ nát. Nhà Hậu Lê đến vua Chiêu Thống tức Mân đế thì chấm dứt. Việc khôi phục nhà Lê không thành, Nguyễn Du về quê lánh nạn, lấy sự điền liệp ưu du làm tiêu khiển. Biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ do đó mà ra.

Sau khi Gia Long lên ngôi (1802) có chiếu xuống cầu hiền sĩ và cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Năm sau, 1803, Nguyễn Du phải đáp ứng lời hiệu triệu của vua Gia Long ra làm quan cho triều Nguyễn. Tiên sinh được bổ làm tri huyện, huyện Phù Dực (Thái Bình) được hơn một năm thì thăng tri phủ, phủ Thường Tín (Hà Đông). Bởi tính tình cương trực, lại ra làm quan cho triều Nguyễn với tính cách miễn cưỡng hơn là quyết tâm phụng sự, nên ít khi chịu lòn cúi, ép mình làm vui lòng kẻ khác nên bị bề trên khiển trách, kẻ dưới dèm pha, khiến không thấy phấn khởi, vui vẻ trong cuộc đời làm bề tôi cho tân triều. Tiên sinh bèn xin từ quan về hưởng thú điền viên. Nhưng vừa về hưu chưa bao lâu thì năm 1806 lại bị triệu về Kinh làm Đông Các Học Sĩ. Năm kỷ tỵ (1809) lại được bổ làm Bố Chánh tỉnh Quảng Bình. Năm quý dậu (1813) Gia Long thứ 13 được cử làm Cần Chính Điện Học Sĩ (trật chánh tam phẩm) và sung Chánh sứ sang triều cống nhà Thanh bên Trung Hoa. Nhân chuyến đi này tiên sinh đã sáng tác Bắc Hành Thi Tập. Đi sứ về tiên sinh được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri (trật tòng nhị phẩm). Từ đó làm quan ở luôn tại kinh thành. Năm Gia Long thứ 18 (1819) Thế Tổ triều Nguyễn thăng hà, Thánh Tổ (Minh Mạng) tức vị. Năm sau, Minh Mạng nguyên niên (1820), Nguyễn Du lại được sung Chánh sứ sang Trung Hoa lần nữa để cầu phong cho nhà vua mới lên ngôi. Nhưng chưa kịp khởi hành thì tiên sinh bị bệnh và tạ thế ngày mùng mười tháng tám năm này, tức năm Canh Thìn (1820), hưởng thọ 56 tuổi.


Tác Phẩm của Nguyễn Du:

Phần chữ Hán:

Thanh Hiên thi tập gồm những bài làm từ lúc tác giả còn lận đận phong trần cho đến lúc ra làm quan cùng nhà Nguyễn.

Nam Trung tạp ngâm gồm những bài làm trong khoảng tác giả được triệu vào làm quan ở Kinh đô Huế rồi ra làm quan ở Quảng Bình. 

Bắc hành tạp lục gồm những bài làm trong lúc tác giả đi sứ sang Trung Qu ốc. 


Phần chữ Nôm:

Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh.

Đoạn Trường Tân Thanh.


“. . .Truyện Kiều vẫn luôn đứng vững ở vị thế số một trong nền văn học Việt Nam. Cho đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21, Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem như một tác phẩm vô tiền tuyệt hậu. Tạo được một tác phẩm như vậy Nguyễn Du quả thật là một thiên tài có một không hai của nền văn chương nước nhà. . . phổ hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã hoàn thành một công trình nghệ thuật thật vĩ đại. Từ trước đến giờ chưa có một nhạc sĩ nào làm được việc đó, và về sau cũng chưa chắc sẽ có người làm nổi việc này”

Nguyễn Thanh Liêm


 

1 - Truyện Kiều : Thơ và Nhạc

Nguyễn Thanh Liêm

2 - Thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Quách Tấn

3 - Để giải quyết mâu thuẫn trong

Đoạn Trường Tân Thanh

Trần Thanh Hiệp

4 - Cửa vào Đoạn Trường Tân Thanh
Thanh Tâm Tuyền

5 - Triết lý đoạn trường

Nguyễn Sỹ Tế

6 - Tình quê hương của Thúy Kiều
Doãn Quốc Sỹ

7 - Nguyễn Du và tình yêu
Vũ Khắc Khoan

8 - Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do

Trần Bích Lan

9 - Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong

Văn tế thập loại chúng sinh
Đinh Hùng

10 - Một điểm Phật tính trong Truyện Kiều
Đông Hồ

11 - Nguyễn Du giữa chúng ta

Nguyễn Quốc Trụ

12 - Đọc lại Truyện Kiều để yêu thêm tiếng Việt.

Đàm Trung Pháp

13 - Nguồn gốc Đoạn Trường Tân Thanh.
Dương Anh Sơn

14 - Nguyễn Du và Ðạo Phật

Doãn Quốc Sỹ

15 - Vị trí Truyện Kiều trong văn-học Việt-Nam

Dương Thượng Ngã

16 - Kiến-Trúc Sáng-Tạo của

Thi-Gia Nguyễn-Du

Đàm Quang Hậu

17 - Tiếng Đàn Thúy-Kiều

Phạm Thị Nhung

18 - Giải đáp một số nghi vấn trong Truyện Kiều

qua bản Kiều Nôm cổ của Lâm-Nọa-Phu

Đàm Quang Hưng

19 - Tâm Hồn, Tư Tưởng và Nghệ Thuật

của Nguyễn Du qua Truyện Kiều.
Nguyễn Thị Hoàng

20 - Truyện Kiều Qua Các Khúc Ngâm Trung-Nam-Bắc

Tôn Nữ Lệ Ba

21 - Khóc Tố-Như

Phạm Thị Nhung

22 -Toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du

do Quách Vĩnh Thiện phổ nhạc.


Một công trình vĩ đại một sáng tác chưa từng có.

Lê Mộng Nguyên

23 - Trường Ca Đoạn trường Tân Thanh

Đỗ Bình

24 - Phổ nhạc Truyện Kiều

Nguyễn Văn Huy

25 - Vài lời về nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện

Trần Quang Hải

26 - Quách Vĩnh Thiện, Người Mang Hồn Nhạc Vào Truyện Kiều

Cao Minh Hưng

27 - Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện

Trọng Minh

28 - Quách Vĩnh Thiện – Trải qua một cuộc bể dâu
Thanh Vân

29 - Âm nhạc trong Truyện Kiều

Trân Văn Vhê

30 - Sự sáng tạo trong nhạc Kim Vân Kiều

của nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện

Dáng Thơ

31 - Nỗi lòng Nguyễn Du - Nỗi lòng Quách Vĩnh Thiện

Việt Hải



1 - Truyện Kiều – Thơ và Nhạc - Nguyễn Thanh Liêm. (P4)

2 - Thơ Chữ Hán của Nguyễn Du - Quách Tấn. (P9)

3 - Để Giải Quyết Mâu Thuẩn trong Đoạn Trường Tân Thanh - Trần Thanh Hiệp. (P21)

4 - Cửa vào Đoạn Trường Tân Thanh - Thanh Tâm Tuyền. (P31)

5 - Triết Lý Đoạn Trường - Nguyễn Sỹ Tế. (P38)

6 - Tình Quê Hương của Thúy Kiều - Doản Quốc Sỹ. (P45)

7 - Nguyễn Du và Tình Yêu - Vũ Khắc Khoan. (P54)

8 - Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do - Trần Bích Lan (P59).

9  - Người thơ thuần túy Nguyễn Du - Đinh Hùng. (P66)

10  - Một điểm Phật tính trong Truyện Kiều - Đông Hồ. (P81)

11  - Nguyễn Du giữa chúng ta - Nguyễn Quốc Trụ. (P88)

12  - Đọc lại Truyện Kiều để yêu thêm tiếng Việt - Đàm Trung Pháp. (P92)

13  - Nguồn Gốc Đoạn Trường Tân Thanh - Dương Minh Sơn. (P100
)
14 - Nguyễn Du và Đạo Phật - Doãn Quốc Sỹ. (P105)

15 - Vị Trí Truyện Kiều Trong Văn Học - Dương Thư ợng Ngã. (P119)

16 - Kiến Trúc Sáng Tạo của Thi Gia Nguyễn Du - Đàm Quang Hậu. (P130)

17 - Tiếng Đàn Thúy Kiều - Phạm Thị Nhung. (P143)

18 - Giải Đáp Một Số Nghi Vấn Trong Truyện Kiều - Đàm Quang Hưng. (P173)

19 - Tâm Hồn, Tư Tưởng và Nghệ Thuật của Nguyễn Du - Nguyễn Thị Hoàng. (P184)

20 - Truyện Kiều qua các khúc ngâm Trung, Nam, Bắc - Tôn N ữ Lệ Ba. (P197)

21 -  Khóc Tố Như - Phạm Thị Nhung. (P205)

22 - Toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du do Quách Vĩnh Thiện phổ nhạc
       - Lê M ộng Nguyên. (P220)

23 - Trường Ca Đoạn trường Tân Thanh - Đỗ Bình. (P227)

24 - Phổ nhạc Truyện Kiều - Nguyễn Văn Huy. (P239)

25 - Vài lời về nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện - Trần Quang Hải. ( P242)

26 - Quách Vĩnh Thiện, Người Mang Hồn Nhạc Vào Truyện Kiều
       - Cao Minh Hưng. (P244)

27 - Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện - Trọng Minh. (P249)

28 - Quách Vĩnh Thiện,  Trải qua một cuộc bể dâu - Thanh Vân. (P261)

29 - Âm nhạc trong Truyện Kiều - Trần Văn Khê. (P277)

30 - Sự sáng tạo trong nhạc Kim Vân Kiều của NS Quách Vĩnh Thiện - Dáng Thơ. (P288)

31 - Nỗi lòng Nguyễn Du,  Nỗi lòng Quách Vĩnh Thiện - Việt Hải. (P291)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét